Chiller là gì?
Chiller là loại máy sản sinh ra nguồn lạnh, để làm mát các đồ vật và bảo quản lương thực, thực phẩm. Mỗi loại máy Chiller có công suất đa dạng khác nhau. Do đó, tùy vào từng mục đích sử dụng và ngành nghề nhất định, kỹ thuật viên cần cân nhắc lựa chọn dòng máy cho phù hợp, giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo hiệu suất làm lạnh ổn định.
Ngày nay, Chiller được ứng dụng trang bị cho nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng, chung cư, trung tâm thương mại,…
Chiller bao gồm 4 bộ phận chính:
+ Máy nén
+ Van tiết lưu
+ Thiết bị ngưng tụ
+ Thiết bị bay hơi
+ Và một số chi tiết máy khác.
Nguyên nhân hình thành cáu cặn Chiller
Trong quá trình Chiller hoạt động làm việc, nước tự nhiên di chuyển trong đường ống tích tụ nhiều tạp chất, cặn bẩn như Cacbonat, vôi, bùn, gỉ, sét, rác, các chất kết tủa không tan,…. Khi Chiller hoạt động xuyên suốt một thời gian dài, các tạp chất cáu cặn này sẽ sản sinh tích tụ dần nhiều hơn, và bám vào bề mặt bên trong của thiết bị. Nếu không được vệ sinh Chiller đúng cách, chúng sẽ gây ra những trở ngại nhất định, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của Chiller.
Cacbonat là cáu cặn thông dụng và phổ biến nhất. Chúng được hình thành và kết tủa, bao phủ trên bề mặt Chiller, nhất là trong môi trường nước cứng. Trong nước tự nhiên có chứa hàm lượng muối cacbonat, hoặc bicacbonat (Ca2+), hoặc Magiê (Mg2+). Đây là hai hoạt chất nguyên nhân chính sinh ra cáu cặn.
Tác hại cáu cặn trong Hệ thống Chiller
Khi những chất bẩn, cáu cặn bám lâu ngày vào các thiết bị làm việc với nước như: chiller, tháp giải nhiệt, block máy, két nước, hệ thống đường ống,… sẽ giảm hiệu suất hoạt động làm mát giải nhiệt rõ rệt. Đồng thời, nguồn nước khó lưu thông, gây tắc nghẽn, ứ đọng.
Cặn cacbonat làm giảm độ dẫn nhiệt của hệ thống, gây mất năng lượng, giảm tiết diện ống, tắc cục bộ. Thậm chí có thể làm hư hỏng một số chi tiết máy, khiến các đơn vị phải sửa chữa hoặc thay mới rất tốn kém.