Có rất nhiều trường hợp, việc giải nhiệt cho tủ điện bị coi nhẹ, hay có thể nhân viên nhà máy chưa có những nhận định đúng đắn về vấn đề này. Một minh chứng trong thực tế, 1 tủ PLC được đặt trong môi trường xung quanh rất nóng, lên đến 40 độ và có nhiều bụi, bên trong tủ gồm có PLC, MCCB, khởi động từ 3 cái biến tần 2.2 kw.
Thoạt nhìn, bạn hoặc bất kỳ ai cũng đều nghỉ trong tủ sẽ chẳng có vấn đề gì với vài thiết bị trong 1 cái tủ lớn, tuy nhiên, sau khi tính toán giải nhiệt với phần mềm của hãng Rittal, tôi đã phải giật mình, để giữ cho nhiệt độ bên trong tủ là 35 độ, công suất làm mát cung cấp cho tủ phải lớn hơn 800 W, đây chắc hẳn là 1 con số đáng lưu tâm.
Một ví dụ khác, một tủ biến tần có tổng công suất lên đến hơn 300 kW, nhưng chỉ được làm mát bằng gió. Bạn thử nghĩ xem làm mát bằng gió với lưu lượng bao nhiêu thì đủ?
Một số sai lầm khi giải nhiệt cho tủ điện
Qua quá trình làm việc, tôi có nhận thấy các nhận định chưa đúng về việc giải nhiệt cho tủ điện, hay sử dụng máy lạnh tủ điện như sau:
Thường không quan tâm giải nhiệt các tủ nhỏ, nhất là các tủ chứa thiết bị điều khiển như PLC, các thiết bị đóng cắt khác (như đã nói ở tình huống trên). Một thiết bị nhỏ tỏa nhiệt chỉ vài oát (W), nhưng hàng chục đến cả trăm thiết bị lại là một chuyện lớn.
Tủ chứa nhiều thiết bị chuyển đổi năng lượng (biến tần, biến áp) hoặc các thiết bị đóng cắt công suất lớn nhưng chỉ được làm mát bằng gió, nhiều khi lưu lượng gió được chọn dựa theo “kinh nghiệm” của người thiết kế. Lưu lượng gió quá cao làm cho tủ đóng nhiều bụi, nhất là các tiếp điểm động lực, làm tăng điện trở tiếp xúc gây cháy nổ, lỗi bo mạch.
Sử dụng máy lạnh dân dụng để làm mát tủ điện. Việc bật nhiệt độ quá thấp làm cho thiết bị dễ đọng sương, gây chạm chập. Máy lạnh dân dụng không thể làm mát trực tiếp điểm tỏa nhiệt, hiệu quả kém. Bằng chứng là, phòng rất lạnh nhưng tủ điện vẫn rất nóng.
Nhiệt độ trong tủ quá cao gây ra hậu quả gì?
Nhiệt độ cao làm cho các thiết bị chuyển đổi năng lượng bị giảm hiệu suất, ví dụ như biến tần hay máy biến áp. Tác nhân nhiệt còn làm cho các linh kiện bán dẫn giảm tuổi thọ, tín hiệu điện trong các IC bị nhiễu loạn dẫn đến giảm tính tin cậy khi hoạt động, ví dụ như PLC, nhiều khi khiến cho các thiết bị này bị “treo” hay “đơ” làm ngừng hệ thống sản xuất.
Ưu điểm giải nhiệt bằng máy lạnh tủ điện Rittal là gì?
1. Khi lắp máy làm mát hay còn gọi là máy lạnh tủ điện Rittal, các lổ hổng của tủ điện phải được bịt kín, dòng khí trước khi đi vào tủ đã được lọc, do đó lượng bụi chui vào trong tủ được hạn chết rất nhiều, tránh bụi bám vào bo mạch và các tiếp điểm động lực.
2. Máy lạnh Rittal duy trì nhiệt độ bên trong tủ ở mức bình thường, không quá thấp và trên nhiệt độ đọng sương, tránh làm ẩm thiết bị.
3. Máy lạnh thổi hơi mát trực tiếp vào thiết bị, giải quyết vấn đề phát nhiệt trực tiếp bên trong tủ điện.
4. Máy lạnh của hãng Rittal hoạt động được trong môi trường khắc nghiệt, khi nhiệt độ môi trường lên đến 55 độ C.
5. Dòng máy lạnh tủ điện Blue e và Blue + có hệ giải nhiệt được phủ lớp nano (công nghệ RiNano độc quyền của Rittal) làm giảm tối đa sự bám bụi, tăng thời gian bảo trì, tăng hiệu suất giải nhiệt theo thời gian, tăng tuổi thọ thiết bị và tiết kiệm điện.
Tính toán giải nhiệt dựa trên cơ sở nào?
Hãng Rittal có phần tính toán giải nhiệt gọi là Therm, giúp cho các nhà tích hợp hay nhà máy có thể tính toán công suất làm mát cần thiết cho hệ thống tủ điện của mình 1 cách có cơ sở, chứ không phải dựa trên kinh nghiệm từ đó lựa chọn đúng model máy lạnh tủ điện Rittal cần sử dụng.
Qua các điều trên đây, hy vọng thôi đã cung cấp 1 số thông tin hữu ích, giúp các bạn nhận thấy được nhiều điều để cho tủ điện của mình được hoạt động ổn định hơn và tăng thời gian làm việc của nó, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.